Giá xăng thấp kỷ lục
Xả quỹ trở lại
Trái với xăng, giá các mặt hàng dầu trên thị trường thế giới đều tăng. Theo đó, chênh lệch giữa giá bán lẻ hiện hành với giá cơ sở ở dầu diesel là 539 đồng/lít, dầu hỏa 589 đồng/lít, dầu ma dút 35 đồng/kg. Như thế, nếu không có công cụ hỗ trợ, các mặt hàng dầu sẽ phải tăng giá tương ứng với mức chênh lệch nói trên.
Tuy nhiên, nhờ nguồn quỹ bình ổn giá xăng dầu còn dồi dào, lên đến khoảng 4.000 tỉ đồng từ cuối năm 2015, nên quỹ này đã được xả ra nhằm giữ nguyên giá các mặt hàng dầu trên thị trường bán lẻ. Ở mặt này, quỹ bình ổn đã phát huy tác dụng nhằm hạn chế đà tăng giá một số mặt hàng, tránh làm ảnh hưởng đến đầu vào của nền kinh tế.
Song, thực tế, tại kỳ điều hành này, mỗi lít xăng, dầu bán ra tiếp tục được trích lập quỹ bình ổn giá 300 đồng/lít như mức hiện hành từ nhiều tháng nay. Do đó, nếu không trích quỹ thì giá cơ sở các mặt hàng xăng, dầu theo tính toán của chu kỳ từ ngày 3 đến 17-2 sẽ giảm thêm 300 đồng/lít. “Nếu vậy, giá xăng sẽ có cơ hội giảm đến gần 1.300 đồng/lít, còn mức chênh lệch giá của dầu diesel chỉ là 239 đồng/lít và dầu hỏa là 289 đồng/lít.
Trong khi đó, tồn quỹ bình ổn còn nhiều. Riêng Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) còn dư quỹ 2.670 tỉ đồng tính đến ngày 18-2, tăng 90 tỉ đồng so với 15 ngày trước. “Có thể xem xét dừng trích quỹ một thời gian để giúp giá xăng, dầu giảm sâu hơn mà không lo vỡ quỹ khi giá thế giới đảo chiều tăng lại. Bên cạnh đó, giá xăng dầu không có nhiều cơ hội tăng cao trong tương lai gần” - một chuyên gia về xăng dầu góp ý.
Không nên lạc quan
Rõ ràng, giá xăng, dầu dù đang phải gánh nhiều loại thuế, phí, quỹ bình ổn giá... nhưng đã xuống mức kỷ lục trong 6 năm qua khi thấp hơn mức khoảng 15.000 đồng/lít RON 92 vào năm 2009 vốn được đánh giá là lý tưởng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, hiệu ứng từ giá xăng giảm sẽ chỉ có lợi nhiều khi cân đối hài hòa, hợp lý được các điều hành vĩ mô khác.
Chuyên gia kinh tế - TS Bùi Trinh cho rằng về nguyên tắc, giá xăng thấp sẽ dẫn đến chi phí đầu vào của tất cả các ngành trong nền kinh tế giảm. Tuy nhiên, điều đó chỉ thành hiện thực khi hiệu ứng giá xăng giảm lan tỏa đến cước vận tải rồi tiếp tục lan tỏa được đến chu kỳ kinh tế sau.
“Nếu giá xăng dầu giảm không lan tỏa được đến cước vận tải thì chẳng có ý nghĩa gì. Không giảm cước vận tải còn do các loại phí cầu đường tăng nhiều, quỹ bình ổn giá vẫn duy trì. Như vậy, giá xăng giảm không lan tỏa mạnh đến cả nền kinh tế” - TS Bùi Trinh nhận định.
Theo ông, cần hết sức thận trọng trước nhận định lạm phát giảm hoặc không tăng là do giá xăng đã giảm mạnh bởi quyền số vận tải trong tiêu dùng chỉ là 1% nên khó nhờ giá xăng giảm mà giảm ngay lạm phát. Hơn nữa, cước vận tải đã không hề giảm tương xứng với giá xăng.
“Quan niệm chỉ giá xăng giảm sẽ làm cho CPI giảm là sai về lý thuyết. Quan điểm này sẽ dẫn đến hậu quả rất nghiêm trọng khiến điều hành vĩ mô méo mó. Tâm lý giá xăng giảm thì cứ in thêm tiền, vô tư tăng giá dịch vụ, hay điều hành tỉ giá không thận trọng... sẽ rất nguy hiểm cho nền kinh tế” - ông Trinh cảnh báo.
Các bài viết